Tác phẩm “Birthdaysuit” thuộc chuỗi liên kết của triển lãm “Tận cùng giấc mơ cùng tận” của nghệ sĩ đương đại quốc tế Andrew Nguyen và Wowy

Wowy ngoài là một rapper có sức ảnh hưởng lớn tại cộng đồng Rap Việt Nam, anh còn là một nghệ sĩ đương đại trẻ trong cộng đồng nghệ thuật đương đại thế giới. Wowy từng chia sẻ, anh may mắn khi có cơ hội tiếp cận nghệ thuật đương đại và làm việc, hợp tác với nhiều nghệ sĩ đương đại có tầm ảnh hưởng với những triển lãm tại nhiều trung tâm nghệ thuật của các nước lớn trên thế giới. Định hướng tương lai của bản thân, Wowy muốn khám phá và phát triển mạnh hơn góc nhìn thế giới quan này của mình ở mảng nghệ thuật đương đại.

Wowy ngoài là một rapper có sức ảnh hưởng lớn tại cộng đồng Rap Việt Nam, anh còn là một nghệ sĩ đương đại trẻ trong cộng đồng nghệ thuật đương đại thế giới. Wowy từng chia sẻ, anh may mắn khi có cơ hội tiếp cận nghệ thuật đương đại và làm việc, hợp tác với nhiều nghệ sĩ đương đại có tầm ảnh hưởng với những triển lãm tại nhiều trung tâm nghệ thuật của các nước lớn trên thế giới. Định hướng tương lai của bản thân, Wowy muốn khám phá và phát triển mạnh hơn góc nhìn thế giới quan này của mình ở mảng nghệ thuật đương đại.

Với thành công của triển lãm “Tận cùng giấc mơ cùng tận” của Wowy cùng người thầy của mình, anh Tuấn Andrew Nguyễn, người tạo cơ duyên cho Wowy trở thành rapper cũng như là một nghệ sĩ đương đại từ lúc trẻ, hai thầy trò được vinh danh trên trang bìa của một ấn phẩm nghệ thuật Art Republik.

Wowy và thầy

Mỗi người sẽ có suy nghĩ cái chạm khác nhau bởi thế giới quan mà họ có được, và những người tham gia trực tiếp có mặt tại buổi triển lãm chính “Tận cùng giấc mơ cùng tận” đã được tổ chức khá lâu trước đó sẽ dễ dàng cảm nhận hơn là thông qua mạng xã hội hay buổi ra mắt ấn phẩm nghệ thuật vừa qua, nếu đối tượng đến không phải những người thật sự quan tâm về nghệ thuật đương đại hay thông điệp truyền tải của tác phẩm, mà họ chỉ cảm nhận đơn giản là chụp hình cạnh tác phẩm và người tạo ra tác phẩm thì mọi thứ chỉ dừng lại ở đó. Thế giới quan mỗi người khác nhau và chạm đến cũng khác nhau.

Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên thế giới sử dụng hình ảnh cơ thể con người hay một số tác phẩm phản ánh bản năng con người và được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật với nhiều trạng thái miêu tả, thể hiện, phát triển ở nhiều góc nhìn khác nhau trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ lâu đời cho tới hiện tại, nhiều tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng như: Takashi Murakami, Francesca Woodman, Eleanor Antin, Robert Mapplethorpe, hay ở Việt Nam, có nghệ sĩ Bùi Giáng được giới mộ điệu nghệ thuật thế giới yêu thích và các viện bảo tàng nghệ thuật sưu tập, trưng bày.

Trích tác phẩm mang tên “Di chúc của Wowy” trong phim ngắn nghệ thuật được trình chiếu tại triển lãm “Tận cùng giấc mơ cùng tận” với thông điệp đánh trực diện vào bản năng của con người thông qua tác phẩm “Birthday suit” xuất hiện trong phim kết hợp cùng lời thoại của Wowy khi chuẩn bị tiến tới cái chết thì con người cũng chỉ là con người, ai cũng như nhau, đều sinh rồi tử, và cái chết của con người không phải cái chết của thế giới. Với cách thể hiện mang hơi hướng khoa học viễn tưởng về một không gian thời gian khác của con người đang tuyệt chủng trên hành tinh này sau những biến chuyển của thiên tai tự nhiên và sự phát triển biến thiên của loài người, những dịch bệnh xảy ra trên toàn thế giới, và Wowy với vai diễn con người cuối cùng còn sót lại mang nỗi rối loạn trong tâm tư, suy nghĩ để chuẩn bị tiến tới cái chết của bản thân, cái chết của con người cuối cùng với thế giới.

“Birthday suit” không phải là trang phục thời trang, mà đó là một tác phẩm trong chuỗi liên kết để đưa đến một bức tranh tổng thể “Tận cùng giấc mơ cùng tận”, là cái nhìn rõ nét khi con người tiến tới cái chết và họ nhìn thẳng vào bản thân của chính mình, cũng như những người xung quanh nhìn vào họ một cách trần trụi đến tự nhiên, sự chế nhạo, sự chê trách của xã hội đến với một kiếp người sẽ kết thúc khi cái chết diễn ra. Và ai cũng như ai, là những con người từng mưu cầu hạnh phúc, cố gắng miệt mài để thành công, tranh giành để sở hữu những địa vị, của cải trên hành tinh này nhưng khi chúng ta ra đi với tự nhiên thì hầu như ai cũng như ai và trở nên thuộc về với thế giới tự nhiên rộng lớn hiện hữu này.“Máu phai thịt mấy xương sẽ không còn nữa Đất lấy cây nhai mọi thứ không còn chừa Tâm đi gặp thánh gột rửa không còn tánh Xuân sang Đông đến chỉ là chiếc lá lìa cành”

Tác phẩm “Chân Dung” được vẽ bằng máu của chính Wowy hay “Lời Cầu Nguyện” dát vàng cũng là những tác phẩm tạo dấu ấn mạnh trong triển lãm Tận Cùng Giấc Mơ Cùng Tận, toàn bộ chi phí thu được từ hai tác phẩm này đã được Wowy quyên tặng hoàn toàn chi phí cho Khoa Huyết Học của bệnh viện Nhi Thành Phố Hồ Chí Minh với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với trẻ em, mầm non tương lai của thế giới.

Chuỗi tác phẩm của Wowy và Tuấn Andrew Nguyễn thuộc triển lãm “Tận cùng giấc mơ cùng tận” đã nhận được lời mời triển lãm từ trung tâm nghệ thuật New York và Hồng Kông trong thời gian tới sau khi dịch Covid qua đi và việc di chuyển quốc tế được mở lại một cách bình thường mới. Cũng như Wowy từng chia sẻ, anh mong muốn trong tương lai, khi có đủ chi phí, anh sẽ tiếp tục đầu tư vào việc học hỏi đi du học ngành nghệ thuật đương đại tại Trường Đại học Nghệ thuật Đương đại tại New York hoặc Tokyo để phát triển con đường nghệ thuật đương đại, mở rộng trí tuệ và thế giới quan nghệ thuật của bản thân xa hơn nữa, ước mơ của Wowy là tạo ra tác phẩm nghệ thuật đương đại gây tiếng vang thế giới để ai cũng biết tên của Wowy, nhắc tới thằng nhóc đó, ai cũng phải biết nó.

Thái An